Trang chủ » Văn học Trung đại Việt Nam » Hình ảnh người chinh phu trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn

Hình ảnh người chinh phu trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn

大海的气息!

但愿人长久,千里共婵娟。。。

Tháng Mười Hai 2010
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

thống kê

  • 37 459 hits

Trong lịch sử văn học, ngâm khúc là một hình thức thơ ca cổ, gắn liền với âm nhạc, mang nội dung trữ tình, được ra đời trên cơ sở những lời ca điệu hát dân gian đời Kim và phát triển mạnh mẽ ở đời Nguyên.Ở Việt Nam ,những tác phẩm ở thể loại ngâm khúc là những bài thơ dài ,viết theo thể song thất lục bát ,có nội dung trữ tình chủ yếu để diễn tả tâm trạng,nói đúng hơn là để diễn tả tâm trạng buồn. Khi cuộc sống đòi hỏi phải có những thể loại lớn hơn để diễn tả bao quát,khi mà những thể loại thơ liêm luật chắt chẽ bó buộc cảm xúc con người thì người ta tìm đến ngâm khúc.Thể loại văn học này đạt đến thành tựu cao ở thế kỉ 18 bên cạnh thể hát nói ,và truyện Nôm, tiêu biểu như Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn,Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia  Thiều…. Những tác phẩm này thường được viết bằng chữ Hán mỗi câu thường hai vế ,phần lớn là đối nhau ,thỉnh thoảng có chen những vế lẻ.Trong mỗi vế không quy định số chữ, có câu ba bốn chữ, có những câu chín mười chữ, thông thường là bảy chữ.Tuy nhiên có những tán phẩm viết bằng chữ Nôm ,và những quy tắc về vần ,về đối không được tuân thủ một cách chặt chẽ.

Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn là một trong những tác phẩm mở đầu cho một giai đoạn văn học mới với những cảm hứng mới về con người đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội.Hiện tại về tác phẩm và tác giả vẫn chưa có thông tin chính xác, nhưng nhìn chung giới nghiên cứu đều thống nhất rằng tác phẩm được viết vào đầu niên hiệu Cảnh Hưng đời vua Lê Hiển Tông(1740- 1710). Đây là một thời kì loạn lạc với hai cuộc chiến tranh Lê -Mạc và Trịnh- Nguyễn.Chinh phụ ngâm là nỗi nhớ thương ,khát khao hạnh phúc lứa đôi của một nữ quý tộc trẻ có chồng ra trận.

Về vấn đề dịch Chinh phụ ngâm, theo như Phan Huy Ích  thì có bảy bản dịch Chinh phụ ngâm trong đó có ba bản bằng thơ lục bát và bốn bản bằng thể loại song thất lục bát.Còn ai đã dịch bản dịch hiện hành Phan Huy Ích hay Đoàn Thị Điểm hiện nay vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và thẩm định.Tác phẩm sử dụng nhiều điển tích điển cố vì thế trong quá trình dịch tác phẩm để chuyển tải hết ý nghĩa của mỗi câu thơ là một vấn đề không hề đơn giản. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đối khi điều kiện nghiên cứu ngày càng cao thì những vấn đề tranh cãi về cách dịch tác phẩm càng thêm sôi nổi.

Trong tác phẩm, có hai nhân vật trữ tình :người chinh phu và người chinh phụ . Chinh phụ ngâm là tiếng lòng của người chinh phụ có chồng đi lính. Chính vì thế người chinh phu chỉ xuất hiện trong những hồi ức và trong sự mong nhớ của người vợ.Tuy nhiên ta cũng phần nào hình dung ra hình ảnh những người chinh phu trong xã hội phong kiến đương thời. Con người xưa theo Trần Đình Hựu đó là “con người chức năng trong xã hội luân thường”, mỗi người trong xã hội phong kiến đều “dĩ thánh hiền lập ngôn” và đều trong mối quan hệ ngũ luân. Tinh thần trung quân ái quốc được đề cao,vì thế trong xã hội xưa đấng trượng phu lấy công danh làm trọng :

“Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông”

Đã là kẻ sĩ trong thiên hạ thì phải lấy việc phò vua ,giúp dân làm trọng. Đặng Trần Côn sống trong xã hội ấy cho nên trong tác phẩm của ông thấy thấp thoáng hình tượng tiêu biểu cho những con anh hùng trong xã hội phong kiến. Những con người lấy việc Tu, Tề , Trị ,Bình làm gốc. “Quân hứa quốc tâm như đơn”( đem quân giúp nước với tấm lòng đỏ như son) “Quân tì dân thân như thiết”(giúp dân che trở cho dân vì chí gan sắt lâu bền). Vì thế dù biết trước là đi lính là gian khổ :

“Cổ lai chinh chiến trường

Vạn lí vô nhân ốc

Phong ngao ngao hề đả đắc nhân nhan tiều”.

(Từ xưa tới nay nơi chiến địa, muôn dặm hoang vu không có người nhà ở.Chỉ có gió vội vã ào ào thổi làm cho khô héo khô dung nhan người).

Và ra chiến trường là hi sinh: “Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi”, thế nhưng những đấng nam nhi vẫn tình nguyện ra đi. Hình ảnh lúc xuất quân mang tính ước lệ,tiêu biểu cho hình ảnh của những quân sĩ thời phong kiến  “hành nhân trọng pháp khinh li biệt” .Hình ảnh ấy đẹp lộng lẫy ,oai phong:

“Quân xuyên trang phục hồng như hà

Quân kị kiêu mã bạch như tuyết”

(Hào hùng thay khi chàng mặc chinh phục màu hồng của ráng và cưỡi con ngựa kiêu hùng sắc trắng như tuyết ,ngựa đeo nhạc đầy đủ yên cương)

Tinh thần của chàng ngùn ngụt ý chí đánh giặc,trong tác phẩm nhiều lần tác giả nói đến ý chí lập công của những người lính trong xã hội xưa. Đó là:

“Trịch li bôi hề vũ Long Tuyền

Hoành chinh sóc hề chỉ hổ huyệt”

Cái chí khí vũ dũng của chàng khi quăng chén rượu li biệt,múa cây kiếm Long Tuyền (vốn là thanh kiếm quý của vua nhà Chu).Lại cầm ngang ngọn giáo chỉ vào hang cọp thề quyết.

Hay:

Vân tuỳ Giới Tử liệp Lâu Lan

Tiếu hướng Man Khê đàm Mã Viện

Chàng noi gương ông Phó Giới Tử( người nước Tấn thời Xuân thu chiến quốc) đi bắt vua Đại Uyển là Lâu Lan. Chàng vui cười sẽ đến chốn Man Khê (thuộc đời nhà Hán,là quê hương của dân tộc Bản Hồ nay thuộc Quý Châu, Hà Nam) để luôn đàm chuyện anh dũng cảm Mã Viện.

Những đấng trượng phu trong xã hội ,mong học kinh nho để kinh bang tế thế, nếu có giặc thì chàng sẵn sàng ra đi. Và ra đi mà lòng vui vẻ ,tràn đầy hi vọng,có lẽ đó cũng là cơ hội cho mỗi người “lập danh”, trở thành những người “quân tử hữu vị” trong thiên hạ.Trong họ đang mong ước giết giặc lập công, được vinh danh cùng núi cùng sông,cho nên câu thơ có âm hưởng cũng khá trầm hùng:

Đầu bút nghiên hề sự cung đao

Trực bả liên thành hiến minh thánh

Nguyện tương xích kiếm trảm thiên kiêu

Trượng phu thiên lí chí mã cách

Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao

Tiện từ khuê kổn tùng chinh chiến

Tây phong minh tiền xuất Vị kiều”

Từ giã bút nghiên theo việc đao cung,muốn đem mấy mươi thánh dâng lên vua.Kẻ trượng phu có cái trí tung hoành ngoài nghìn dặm, được lấy da ngựa bọc thây trốn trường .Tính mạng mình vốn coi nặng như Thái Sơn,nhưng vì dân, vì nước ,vì vua nên coi nhẹ như lông chim hồng.Phải từ giã chốn khuê phòng ra đi theo chinh chiến,vun vút roi ngựa theo ngọn giá Tây đến Vị Kiều.Với tư tưởng “xả sinh thủ nghĩa”,người quân tử có lẽ nào lại sợ cái chết ? Câu thơ có gì giống với câu thơ của L í Bạch :

Yên Nam tráng sĩ Ngô Môn hào

Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao.

Xếp bút nghiên là lấy theo tích của Ban Siêu , đời Hán Minh Đế. Ông vốn theo anh ghi chép sử nhưng khi nghe thấy Hung Nô cướp bóc tài sản của những người dân vùng biên cương , ông liền quăng bút đi và nói “Đại trượng phu phải như Trương Khiên , đi lập công ngoài biên giới ,chứ sao lại suốt đời ru rú trong thư phòng”.Về sau điển tích này được lấy để minh chứng lòng nhân nghĩa của những “kẻ sĩ” trong xã hội. Cái chí khí tung hoành của chàng khiến cho ta có lúc quên rằng đây là tiếng lòng thiết tha của người phụ nữ trẻ.

Tiếp theo người chinh phụ còn vẽ ra viễn cảnh ,chồng trở về trong khúc ca khải hoàn. Đó cũng chính là nguyện ước của người quân tử trong xã hội phong kiến:

Lặc thi hề Yên Nhiên thạch

Hiến quắc hề Vị Ương cung

Vị ương cung hề hướng thiên triều

Vãn Ngân hà hề tẩy đao cung

Từ nhân san hạ Bình Hoài Tụng

Nhạc phủ ca truyền nhập Hán dao

Lăng Yên các hề TẦn Thúc Bửu

Kì Lân đài hề Hoắc Phiêu Diêu

Trên hòn đá núi Yên Nhiên ghi lại công lao của chàng . Chàng lại dâng đầu giặc ở cung Vị Ương, cung Vị Ương nơi họp triều thần chầu vua .Lấy nước sông Ngân Hà để rửa sạch cung đao. Bọn nhạc công trong cung sẽ đặt bài ca “Tụng bình hoài” ,bài ca dao mới ,nơi nơi truyền bài ca nhập Hán .Vẻ vang danh chàng được ghi vào lăng Yên Các,chẳng thua kém gì Tần Thúc Bảo.Trên đài Kì Lân ,danh nghiệp công huân chàng cũng rực rỡ không kém Hoắc Phiêu Diêu được khắc tượng. Đó là ước muốn chung cho những con người sống trong xã hội phong kiến.Ta có thể tìm những hình ảnh này ở bất cứ tác phẩm văn học Nho giáo quan phương nào trong giai đoạn văn học trước.

Đặng Trần Côn đã xây dựng hình ảnh người chinh phu rất giống với những nhân vật trữ tình trong giai đoạn văn học trước ,mỗi nhân vật trong tác phẩm đều là những con người mang tính khái quát, cảm xúc chủ yếu xoay quanh vấn đề cứu nước ,giúp dân, và tình cảm chủ yếu xoay quanh “ngũ thường” Nhân ,Nghĩa ,Lễ ,Trí, Tín. Bên cạnh con người mang tính khái quát đó trong tác phẩm ta cũng biết đến một chinh phu cụ thể,có gia thế có địa vị trong xã hội. Đó là một con người riêng trong cái chung của toàn xã hội phong kiến. Người chinh phu đang ở độ thanh xuân  “Lương nhân nhị thập Ngô môn hào”(Chồng ta người thanh niên lương thiện ở tuổi 20,dòng dõi hào kiệt như Ngô Khởi).Hoàn cảnh gia đình cũng rất cụ thể:

“Quân hữu lão thân mấn như sương

Quân hữu nhi lang niên thả nhụ”

(Chàng có mẹ già tóc bạc như sương,chàng có con thơ tuổi đang măng sữa)

Có thể nói qua gia cảnh và qua tác phong ,qua ý chí chiến đấu của chàng,nhà thơ muốn xây dựng lên ở đây không phải là hình ảnh người lính bình thường mà là người anh hùng lí tưởng trong xã hội phong kiến.Nhưng cái mới ở đây chính là tính chất hiện thực của tình cảm, cảm xúc.Đó là con người  thanh niên trẻ tuổi cho nên cũng khát khao tình cảm,cũng có tình yêu hết sức mặn nồng.Qua những hồi tưởng của người chinh phụ về những cảnh yêu đương,quấn quýt ,“Tích vi hình dữ ảnh” (thiếp với chàng khi xưa như hình với bóng) ta hiểu rằng những con người chức năng đó cũng có những cảm xúc rất “người”.

Nếu như lúc ra đi đầy oai phong “khinh sự biệt li”, thì ở đây ta hiểu rằng chàng không hề là chỉ “con người chức năng” mà vẫn là một người giàu tình cảm.Cái khác nhau trong hình ảnh con người xã hội phong kiến trong từng thời kì là ở chỗ đó. Xã hội phong kiến vốn chiết toả tình cảm của con người trong mọi quan hệ, và gay gắt nhất là trong quan hệ nam nữ. Vì thế ta ít gặp được cùng một lúc hình ảnh một con người vừa oai phong lẫm liệt ,vừa có những cảm xúc yêu đương như ở đây. Tuy  rằng ở đây tác giả vẫn phải mượn những suy nghĩ của người vợ trẻ đang mong ngóng đức lang quân .

Trong tâm chàng vẫn nuôi giấc mơ đoàn viên.Trong những bức thư gửi về cho người vợ trẻ chàng cũng nhiều lần hẹn ngày về:

“Quân ước đỗ quyên đề

Đỗ quyên dĩ trục hoàng li lão”

Chàng hẹn khi chim đỗ quyên đã giục,chim oanh đã già(đã qua hè thu đông)

“Quân chỉ đào hoa hồng”

Chàng nói ngày chàng về vào độ hoa đào đã nở

“Dữ ngã ước hà sở

Nãi ước Lũng Tây sầm”

Lại nhớ cùng chàng hẹn thiếp nơi nào,chàng hẹn thiếp nơi núi đồi xứ Lũng Tây (thuộc vùng đất Quảng Tây Trung Quốc)

Nãi ước Hán Dương kiều

Chàng hẹn thiếp bên cầu Hàn Dương (tên vùng đất thuộc tỉnh Cam Túc)

Tích niên kí thư đính thiếp kì

Kim niên hồi thư đính thiếp quy

Năm ngoái thư gửi thiếp chàng có hẹn ngày về.Năm nay thư gửi thiếp chàng cũng hẹn ngày về

Không chỉ một lần hẹn ngày đoàn viên mà trong tác phẩm xuất hiện nhiều lần, người chinh phu thường hướng về nơi nhà nơi có người vợ trẻ đang ngóng trông từng ngày.Và chính chàng cũng khát khao cuộc sống bình yên,là người lính chàng hiểu rõ hơn hết sự vô lí của chiến tranh, giá trị của hạnh phúc gia đình bình dị. Người ra đi mà lòng biết bao bịn rịn,lưu luyến ,nhớ thương :

“Quy khứ lưỡng hồi cố

Vân thanh hề sơn thương

Lang cố thiếp hề Hàm Dương

Thiếp cố lang hề Tiêu Dương”

Người ở kẻ đi cùng mong ngóng nhau.Chỉ trông với nhau từ đám mây và dải núi xanh.Chàng mong ngóng thiếp từ Hàm Dương (kinh đô của nhà Tần thời Tần Hiếu Công (353TCN) ,nay thuộc thành phố Hàm Dương -Thiểm Tây ) .Thiếp mong ngóng thiếp từ Tiêu Dương ( tên sông ở tỉnh Hồ Nam do hai sông Tiêu và sông Tương hợp lại) Cho nên đằng sau vẻ đạo mạo phấn khởi lên đường đó vẫn là con người đầy mong nhớ. Trong xã hội phong kiến, những nhớ thương đó được liệt vào thói nữ nhi thường tình.Nhưng đó mới chính là con người thật sự. Một con người đang độ tuổi thanh niên, làm sao không có những cảm xúc yêu đương ấy. Vì họ là:

“Nhất cá thị phong lưu niên thiếu khách

Nhất cá thị thâm khuê thiếu niên hôn”

Một bên chàng vốn là khách phong lưu niên thiếu, một bên thiếp là vợ mới cưới cũng niên thiếu phong lưu, thì tình cảm ,cảm xúc càng mãnh liệt.Cho nên có những lúc ta cũng phải nghi ngờ rằng “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”.Mặc dù chỉ là xuất hiện gián tiếp nhưng ta cũng có thể tin tưởng rằng đó là những cảm xúc rất thật ,nó được viết ra bởi ngòi bút của một đấng trượng phụ, đang trực tiếp sống trong xã hội phong kiến khủng hoảng, mà mượn lời người chinh phụ tác giả muốn thể biểu lộ suy nghĩ của mình.

Trong xã hội suy tàn như thế, cho dù  bên ngoài có thể hiện oai phong đến đâu, thì trong mỗi người lính vẫn là một nỗi nhớ thương da diết. Và với bất kì lí do gì thì chiến tranh cũng chỉ đem lại đau khổ cho con người, mà đó lại là chiến tranh phong kiến phi nghĩa ,phục vụ lợi ích cho bọn vua chúa đồi bại.Ta phải nghi ngờ rằng có đúng là làm đấng trượng phu là phải như thế không “Ta hô trượng phu đương như thị”?

Tác phẩm sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, cùng với việc sử dụng nhiều điển tích điển cố, tạo ra tính chất cổ điển ,truyền thống của văn học phong kiến.Xã hội phong kiến vốn là một xã hội quy phạm, và nền văn học phong kiến cũng là nền văn học quy phạm. Mỗi nhân vật trữ tình thường bị gạt đi tất cả những gì gọi là thực thể sinh động, mà chỉ giữ lại những gì là chung nhất, và thường là theo những công thức sẵn có. Cho nên không ngạc nhiên khi thấy thấp thoáng hình tượng chinh phu trong tác phẩm ở nhiều tác phẩm khác thời kì này. Với những ưu thế của thể song thất lục bát, cùng với cách gieo vần nhịp nhàng, tạo ra giọng điệu rất phù hợp với tâm trạng cô đơn của người chinh phụ.Có lúc giọng thơ ai oán, có lúc lại chua xót ngẩn ngơ nuối tiếc, nhưng có khi lại như một lời cầu khẩn.

Trong giai đoạn văn học trước con người trong thơ ca thường là những con người quan phương đạo mạo nghiêm trang, và thường ít trực tiếp bày tỏ cảm xúc, đặc biệt là tình yêu đôi lứa.Với sự xuất hiện những loại hình văn học mới, cảm xúc trong thơ ca càng trở nên phong phú và chân thực.Thông qua hình ảnh chinh phu và nỗi nhớ thương của người chinh phụ ta có thể hiểu hơn về xã hội phong kiến đương thời.Trong hoàn cảnh xã hội loạn lạc ấy tình yêu đôi lứa bị ngăn cách.Chiến tranh phong kiến không có chỗ nào dung hợp với con người . Chiến tranh phong kiến đối lập với con người ,những con người trẻ tuổi ngập tràn lí tưởng giúp đời ,giúp người ,nhưng cuối cùng vẫn đi đến nỗi buồn thương.Tác phẩm mở đâù bằng hình ảnh chiến tranh ,kết thúc bằng nỗi nhớ thương khôn nguôi của người chinh phụ, đưa lại cho người đọc những cảm xúc buồn. Liệu rằng chiến tranh đến bao giờ mới chấm dứt và người chinh phu đến bao giờ mới được đoàn viên, để người vợ trẻ không còn những đêm dài cô đơn mong ngóng.

 


1 bình luận

  1. le niem nói:

    thanks bạn vì đã coppy bài này lên nha minh đang cần tài liệu tham khảo cho kỳ thi học phần sắp tới

Bình luận về bài viết này