Trang chủ » Văn học Trung Quốc » TIẾP NHẬN LI TAO DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HỌC SỬ

TIẾP NHẬN LI TAO DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HỌC SỬ

大海的气息!

但愿人长久,千里共婵娟。。。

Tháng Mười Hai 2010
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

thống kê

  • 37 458 hits
  1. 1. Văn học sử và các vấn đề văn học sử

Tiếp cận tác phẩm văn học luôn chứa đựng những yếu tố mở, không còn bó hẹp trong những phương thức truyền thống như thi pháp học, huấn hỗ học, văn tự học mà mở rộng ra nhiều phương thức khác nhau như văn hóa học, phân tâm học hay liên văn bản. Chính sự đa dạng và tính mở trong lựa chọn phương thức tiếp cận đã mang đến những nhận định sắc sảo và mới mẻ cho những tác phẩm văn học. Trong các phương thức trên, phương thức tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc độ văn học sử là một phương thức truyền thống, cơ bản. Nhưng bản thân phương thức này, cũng đang biến đổi theo cùng với sự biến đổi của xã hội đặc biệt là sự biến đổi về ý thức và tư tưởng. Đã có một thời những tác phẩm được tiếp nhận theo góc độ văn học sử nhưng dưới con mắt của một nhà văn học mang tư tưởng tả khuynh, đặt nặng vấn đề giai cấp. Khi đó khó mà có thể đưa ra những nhận xét đúng đắn về hiện tượng văn học, cũng như xác định vai trò của nó trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Trong thời điểm gần đây, khi giai đoạn nhạy cảm chính trị đã qua đi, nhà nghiên cứu không còn bị câu thúc trong bất kì một hệ tư tưởng nào thì vần đế đặt ra chính là viết lại văn học sử, để nhận diện chính xác bản thân văn học.

Một công trình văn học sử phải khái quát được tiến trình phát triển của lịch sử văn học, trên cở  sở chỉ rõ và phân tích các yếu tố nội tại trong bản thân văn học. Một công trình văn học sử thực sự là phải làm bật được tính giai đoạn và tính liên tục của lịch sử phát triển văn học. Điều đó có nghĩa là yếu tố cơ bản đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của nhà văn học sử là vần đề phân kì văn học. Không ít tác giả đã đồng nhất phân kì văn học với phân kì lịch sử của một quốc gia, như thế đã vô tình đồng nhất sự biến đổi văn học với sự hưng phế bất thường của một triều đình phong kiến. Đúng đắn và chính xác là phải nghiên cứu sự vận động của các yếu tố nội tại trong văn học là :quan niệm văn học và mỹ học; hệ thống chủ đề, đề tài; hệ thống hình tượng nhân vật trung tâm; hệ thống thể loại, và cuối cùng là ngôn ngữ văn học, chỉ khi nào cả 5 yếu tố đó đều biến đổi thì mới đủ hợp lí để đặt mốc phân kì văn học. Tiếp đến trong từng thời kì văn học phải nói rõ đặc điểm, sự kế thừa và đóng góp của các tác gia trong giai đoạn này, đồng thời cũng xác định tác giả tác phẩm tiêu biểu. Ngoài ra, nghiên cứu cụ thể một giai đoạn văn học thì phải giới thiệu được vị trí và ảnh hưởng của tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn văn học đó cũng như trong toàn bộ tiến trình phát triển của lịch sử văn học. Ở đây chúng ta sẽ sử dụng phương pháp này để tìm hiểu tác phẩm Li Tao của Khuất Nguyên.

  1. 2. Giới thiệu Li Tao và Khuất Nguyên

Khuất Nguyên là một nhà thơ nước Sở  thời kì Xuân Thu Chiến Quốc của Trung Quốc. Li Tao là một tác phẩm không những có tính chất đại diện cho tên tuổi của Khuất Nguyên mà còn cho cả Sở Từ. Nội dung chủ yếu của tác phẩm là phản  ánh nỗi phẫn nộ của Khuất Nguyên đối với nền thống trị thối nát, đen tối của nước Sở, cũng như nỗi thống khổ của ông nhiệt ái cố quốc, nguyện hết lòng cống hiến và nó mà không thể được của ông, đồng thời cũng bộc lộ nỗi ai oán của bản thân bị đãi ngộ không công bằng. Cả bài thơ khổ đau tê tái, tình cảm vô cũng mãnh liệt, nỗi buồn khổ, đau đớn của ông trào ra không sao ngăn cản được, từ đó hình thành nên đặc điểm trở đi trở lại về hình thức thơ ca. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu thời xưa dùng Tao, hay Tao thể để gọi thay cho Sở từ. Như Lưu Hiệp thời Nam Triều trong tác phẩm Văn tâm điêu long có thiên “Biện Tao” nghĩa là bàn về Li Tao, nhưng nội dung thiên lại bàn về cả Sở Từ cũng như đặc điểm sáng tác của Khuất Nguyên . Chính vì tình chất đặc trưng và quan trọng của tác phẩm, nên khi viết văn học sử cần phải làm nổi bật được sự kế thừa, sáng tạo và đóng góp cho tiến trình phát triển của lịch sử văn học. Vì sự phát triển của văn học, thực tế cũng chính là quá trình vừa sự tiếp thu kế thừa không ngừng của sáng tác văn học sau này với văn học truyền thống đã qua, vừa không ngừng làm mới.

  1. 3. Li Tao dưới góc nhìn văn học sử

Chúng ta sẽ tìm hiểu, những yếu tố cũ và yếu tố mới trong Li Tao, trên cơ sở tìm hiểu nét tương đồng ta sẽ tìm hiểu rõ sự khác biệt và tính sáng tạo của Khuất Nguyên. Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu Li Tao đã kế thừa những gì từ nền văn học dân tộc. Hầu hết những sáng tác của các tác gia thời kì đầu của văn học đều có nền tảng trên các chất liệu dân gian. Khuất Nguyên đã tiếp nhận những đặc điểm và thành tựu là Kinh Thi và dân ca nước Sở. Kinh Thi và Sở Từ là hai đại diện xuất sắc nhất của văn học Trung Quốc giai đoạn Tiên Tần. Nếu như nói “Kinh Thi” là đại biểu cho văn hóa Trung Nguyên phương bắc, là lời nói đánh dấu thành tựu cao nhất của văn học thuộc lưu vực sông Hoàng Hà, vậy thì, “Sở Từ” lấy Khuất Nguyên làm đại biểu, thì cũng là đại biểu cho văn hóa nước Sở phương nam, đánh dấu thành tựu cao nhất của lưu vực sông Hoài. Kinh Thi ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VI TCN, Khuất Nguyên sáng tác Li Tao trong khoảng thế kỉ thức IV TCN,  tuy Kinh Thi và Sở từ không cùng thời kì, không cùng khu vực và có nhiều điểm khác biệt về hình thức văn học, cũng như về loại hình văn học nhưng lại có rất nhiều mối quan hệ. Từ rất sớm người ta đã nhận ra mối quan hệ giữa “Li Tao” và “Kinh Thi”, như Lưu An thời Hán Vũ Đế cho rằng: “ Quốc Phong hiếu sắc nhưng không dâm, Tiểu Nhã oán thán nhưng không loạn, như “Li Tao” bao gồm cả hai điều đó”, Vương Dật thời cuối thời Đông Hán, làm “Sở từ chương cú”, thì từ góc độ thủ pháp “tỉ” , “hứng”, để đưa ra mối quan hệ giữa Li Tao và Kinh thi. Đến Lưu Hiệp thời Nam Triều, làm “Văn tâm điêu long – Biện tao” khái quát cao độ về mặt lí luận về mối quan hệ giữa Sở Từ và Kinh Thi. Có thể khái quát sự tiếp nhận đó ở một số luận điểm sau:

Thứ nhất, về kết cấu tác phẩm, Li Tao có kết cấu tương đối giống với “Đại Nhã – Sinh dân” trong Kinh Thi. Cả “Sinh dân” và “Li Tao”  đều theo lịch trình tứ sinh  ra đến khi qua đời của một người, và lịch trình sinh mệnh của một nhân vật chủ thể có quan hệ mật thiết đối  với sự hưng suy của một dân tộc. “ Sinh dân” thuật lại cuộc đời của Hậu Tắc thủy tổ nhà Chu, từ lúc bà Khương Nguyên dẫm phải dấu chân thần mà có mang, đẻ ra Hậu Tắc, không dám nuôi, đem vứt bỏ không được đành phải nuôi, về sau Hậu Tắc là người dạy cho dân trồng trọt. Li Tao đã thuật lại cuộc đời của chính tác giả từ khi sinh ra đã có “nội mĩ”, lớn lên muốn theo đuổi thực hiện tư tưởng “mỹ chính”, nhưng thực tế nghiệt ngã không thực hiện được ông thực hiện những cuộc vui chơi trên trời xuống đất , và cuối cùng là tuyệt vọng và nguyện chết cho lí tưởng của mình. Cả hai tác phẩm đều nổi bật nghệ thuật hòa trộn giữa nhân tính và thần tính, sự thống nhất giữa tinh thần hiện thực với sắc thái lãng mạn.

Nhưng văn học dân gian là những sáng tác của quần chúng nhân dân lao động, được tập thể bổ sung hoàn thiện, người ta coi trọng nội dung tình cảm trong thơ ca hơn là coi trọng yếu tố đặc thù hay yếu tố nghệ thuật bao hàm trong bản thân tác phẩm ấy. Vì thế tính hoàn chỉnh và tính thống nhất của kết cấu thông thường chưa từng được có được sự chú ý theo ý thức tương đối tự giác.

Hơn nữa, xưa nay trong lúc mọi người tiến hành sáng tác nghệ thuật, thường sử dụng hai loại khuynh hướng thẩm mĩ cơ bản hoặc là phản ánh cuộc sống khách quan hoặc là bộc bạch tình cảm chủ quan. Nhìn Từ góc độc loại hình văn học, “Sinh dân’ và “Li Tao” phân biệt giữa thơ tự sự và thơ trữ tình. Vì thế cho dù giữa hai loại đó tồn tại rất nhiều sự thống nhất, như đều hình thành kết cấu nghệ thuật rõ ràng hoàn thiện, đều đã hòa trộn mật thiết nhân tố thần tính và nhân tố nhân tính…Nhưng mà vì loại hình văn học không giống nhau hình thành nên sự có những điểm nhìn khác nhau cuối cùng hình thành nên khuynh hướng thẩm mĩ và phong cách nghệ thuật khác nhau, Sinh dân thơ tự sự có điểm nhìn khách quan, bên ngoài, lấy ngữ điệu trần thuật để kể về cuộc đời của Hậu Tắc. Hình tượng Hậu Tắc, tuy trong tác phẩm có yếu tố thần kì  nhưng đó là từ sự thực lịch sử khách quan bày bố thêm, không giống với sự vận dụng một cách tự giác các yếu tố thần thoại truyền thuyết làm đề tài để mong muốn hình thành nên phong cách lãng mạn thần bí. Trong thơ tuy đã biểu đạt được tình cảm, lí tưởng và nguyện vọng của bản thân tác giả nhưng đó là “sự vô ý thức tập thể” tự hình thành trong quá trình phát triển của tình tiết tác phẩm, không giống nhà thơ trữ tình dùng trí não mang đến tính cá thể và tính tự giác. “Li Tao” tuy là dựa vào số phận của một con người và tình cảm hiện thực của nhà thơ, lại không hoàn toàn đồng nhất với thực tế cuộc sống của nhà thơ Khuất Nguyên. Như Lưu Hiệp nói “những điều Khuất Nguyên nói về Hậu Nghệ, Quá Kiên, Hai Diên đều không phù hợp với Tả truyện, nói chuyện núi Côn Lôn, đình Huyền Phố là điều các kinh không chép, nhưng lời văn hoa lệ làm chủ của các nhà từ, phú” , chính là nhận xét về những yếu tố phi hiện thực của văn chương, khác biệt với góc độ văn học hiện thực của Kinh Thi.

Về câu thức, Kinh Thi lấy thể 4 chữ làm chính trong khi Li Tao sử dụng hình thức thơ 6 chữ là chủ yếu (không tình ngữ khí “兮” trong đó). Tuy nhiên, thơ 4 chữ Kinh Thi cứ hai câu thơ mới có 1 động từ, cấu thành một câu tự nhiên có ý nghĩa hoàn chỉnh, trong “Li Tao” thì cứ một câu thơ là có một động từ và tạo thành một câu tự nhiên. Vì thế, nếu nhìn từ một câu thơ thì hình thức câu của Li Tao dài hơn, nhưng nếu xem từ ý nghĩa hoàn chỉnh của từng câu thì Li Tao lại dùng chữ ít hơn.  Về tiết tấu trong câu, kết cấu thơ 5, 6  chữ đã phá vỡ hình thức 2/2 đơn điệu của thơ 4 chữ, biến hóa phong phú hơn, hoạt bát hơn. Thơ 5 chữ đa phần là 3/2, nhưng cũng có 2/3.

Đặc biệt, sự vận dụng chữ “兮” có thể nói là đã trở thành một đặc trưng nghệ thuật của Li Tao. Ngữ khí từ “兮” giống như “a” ngày nay, trong một số bài Kinh Thi đã có sử dụng, nhưng số lượng ít, phương pháp sử dụng đơn giản, và có thể thay thế chữ “兮” với các ngữ khí từ tương đương như “hĩ”, “chỉ”, “tư”, “dã”, “kì”…Chữ “兮” trong Li Tao đã được sử dụng có quy luật, đặt giữa hai câu, là dấu viết còn lại của thể ca.. Chữ hề trong Li Tao, và có tác dụng biến đổi tiết tấu, tạo nhịp điệu cho nhẹ nhàng linh hoạt, có tác dụng biểu tình đạt ý

Nếu như nói, sinh dân vói 8 chương 72 câu có thể xem là một trong những tác phẩm dài nhất trong Kinh Thi, vậy thì “Li Tao” với toàn bài 374 câu với 2477 chữ thì không còn nghi ngờ gì nưa đó là tác phẩm dài nhất của Sở từ. Li Tao đã tiếp nhận đỉnh cao nhất thơ trữ tình trong lịch sử văn học Trung Quốc, dung lượng đó chưa có tác phẩm trữ tình nào có thể vượt qua. Độ dài của bài này vượt xa so với sinh dân là tình cảm cảm xúc tràn trề hơn so với sinh dân. Về cơ bản trình độ ngôn ngữ và hình thức văn thể đã đạt đến trình độ cao. Thể hiện ý tức thẩm mĩ tự giác và nghệ thuật thiên tài của thi nhân.

Về nghệ thuật, Li Tao đã tiếp thu phú, tỉ, hứng của Kinh Thi và đưa nó phát triển đến một trình độ mới. Đặc biệt thủ pháp tỉ đã được mở rộng để thể hiện tấm lòng trung trinh của tác giả với quân vương. Có thể nói toàn tác phẩm luôn sử dụng phương thức đối xứng, bằng cách so sánh trực tiếp hay gián tiếp, thông qua những hình ảnh bóng bẩy, cũng như các quan hệ thân thuộc vợ chồng để nói đền quan hệ giữa kẻ  bề tôi với bậc quân vương, và thể hiện nỗi phẫn uất khi tín mà bị nghi ngờ, trung mà bị ruồng bỏ.

Bên cạnh Kinh Thi, Li Tao còn tiếp nhận những yếu tố trong không gian văn hóa nước Sở. Trước hết, dễ nhận thấy đó chính là Li Tao được làm  bằng phương ngôn nước Sở, cho nên có thể chắc chắn rằng tiết tấu nhịp điệu của tác phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với ngữ âm đất Sở.Việc Khuất Nguyên sử dụng phương ngôn nước Sở đã tăng cường tính hình tượng và tính sinh động của thi ca. Tiếp đó là những ảnh hưởng của ca dao dân gian nước Sở, có thể nói Cửu ca là nguồn gốc trực tiếp của yếu tố lãng mạn trữ tình của Li Tao. Cửu Ca đã cung cấp hai hình ảnh nghệ thuật nổi bật trong Li Tao là hương thảo và mĩ nhân, hai hình ảnh này có mối quan hệ trực tiếp với phong tục “tin vu thuật, trọng tế tự một cách thái quá” của nước Sở. Chính khi biên soạn Cửu ca một bài tế lễ dân gian đã tác động đến thủ pháp xây dựng hình tượng nghệ thuật trung tâm. Đó là lí do tại sao trong thời kì ở phương Bắc Kinh Thi đang có ảnh hưởng rất mạnh mà Khuất  Nguyên lại sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn.

Như trên đã phân tích, Li Tao đã tiếp thu và phát triển những thành tựu của văn học dân gian là Kinh Thi và  ca dao nước Sở. Khuất Nguyên là một trong những người mở đầu cho nền văn học viết của Trung Quốc, đánh dấu sự trưởng thành về nhận thức trong sáng tác văn học. Trong Li Tao , hình tượng nhân vật trữ tính cao ngạo, thanh khiết, căm nghét bọn dốt nát, xu nịnh và một thái độ kiên quyết nguyện chết vì lí tưởng về sau trở thành một biểu trưng cho tấm lòng trung trinh của các nhà Nho. Bên cạnh đó là những đóng góp về tư tưởng như “mĩ chính”, tiến bộ phù hợp với sự phát triển của lịch sử. Về mặt hình thức, Li Tao đã mở đầu đầu cho sự trải rộng dung lượng của tác phẩm, là tiền đề cho sự ra đời và phát triển huy hoàng thời Hán.

Đặt Li Tao  trong mối quan hệ tuyến tính với Kinh Thi, ca dao nước Sở và văn học thời Tần Hàn giúp ta hình dung được địa vị của Li Tao trên tiến trình lịch sử văn học Trung Quốc. Chính nhờ tiếp thu các yếu tố dân gian cũng như đưa nó lên một trình độ mới, Li Tao đã góp phần nâng địa vị của Sở từ và tên tuổi của Khuất Nguyên và trở thành ngọn nguồn của thơ ca lãng mạn Trung Quốc.


Bình luận về bài viết này